Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư 3 dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.
Đang truy cập : 5
Hôm nay : 245
Tháng hiện tại : 34252
Tổng lượt truy cập : 3225490
Hình minh họa
Hôm vừa rồi, tại Chương trình “Lắng nghe và trao đổi” do Thường trực HĐND TP.HCM phối hợp Đài Truyền hình TP.HCM thực hiện với chủ đề “Tiếp công dân trong giải quyết hồ sơ hành chính”, một cử tri đã kể rằng, ở phường của ông có người dân xây nhà đúng quy định nhưng cán bộ Thanh tra xây dựng vẫn đến lập biên bản. Bất bình, người dân này đã khiếu kiện lên Sở Xây dựng. Sau đó, Sở Xây dựng yêu cầu phường phải thu hồi biên bản đã lập để người dân tiếp tục xây dựng thì phường cho rằng, chỉ có quận là cơ quan cấp trên mới có ý kiến chỉ đạo thực hiện. Khi người dân “bắn tiếng” sẽ kiện ra tòa thì phường mới thực hiện giải tỏa biên bản đã lập trước đó và cho phép tiếp tục xây dựng...
Một câu hỏi được đặt ra, tại sao ở một trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, dân trí và “quan trí” đều cao hơn nơi khác, là nơi được mệnh danh là năng động và đầu tàu trong nhiều lĩnh vực mà các “cửa” trong một bộ máy hành chính lại tắc tịt như vậy?
Chẳng bù cho một nơi heo hút như TP Kon Tum. Con số thống kê cho hay, quý I/2015, trong 515 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực địa chính - xây dựng đã được các cấp chính quyền ở TP Kon Tum xử lý, chỉ có một trường hợp giải quyết không đúng hạn. Phó chủ tịch UBND TP Kon Tum Nguyễn Xuân Ninh cho biết, đó là do cơ chế một cửa của TP liên thông với toàn bộ 21 xã, phường; công khai, minh bạch 100% thủ tục hành chính. Tính tổng thể, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết đúng hạn và trước thời hạn quy định đạt trên 99% và tạo được sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ hành chính công do UBND TP thực hiện.
Có lẽ phần vì các công chức ở vùng cao mộc mạc, chân chất hơn nên không hay sách nhiễu, “bẻ hành bẻ tỏi” người dân, phần khác do mọi thủ tục hành chính ở TP Kon Tum đều được công khai, minh bạch.
Còn với nơi đô hội như TP.HCM, nếu có so sánh đều trở nên khập khiễng. Bởi vì ở đây, trong lĩnh vực cấp phép xây dựng có tới 70% bản vẽ phải điều chỉnh nhiều lần(!?).
Vì thế, cử tri nọ đã nhận xét rằng, tình trạng “một cửa không thông” nêu trên khiến người dân luôn phải “bôi trơn” để không cản trở công việc. “Cuối cùng, sai cũng bôi trơn và đúng cũng bôi trơn”.
Nguồn tin: Nguyễn Hoàng Linh - baoxaydung.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn